Đều [26].   [26].  

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng thông số hình học dao đến lực cắt,mòn dao chất lượng bề mặt trong gia công tiện sử dụng mảnh hợp kim thiêu chuẩn (Trang 39 - 45)

Như được hiển thị trong hình, giá trị 1 μm Rz (tương đương 0,1 μm Ra) trong gia công có độ chính xác cao CBN và độ chính xác tương ứng IT3 là khả thi. Tuy nhiên, đối với các chi tiết lắp có độ dôi, tiện cứng cũng có thể sử dụng như là một công đoạn gia công bán tinh hiệu quả, tiếp theo là mài tinh.

Nói chung, tiện cứng có thể cung cấp độ chính xác tương đối cao cho nhiều chi tiết khó nhưng đôi khi phát sinh các vấn đề quan trọng liên quan tới độ nhám bề mặt, đặc biệt là ứng suất dư không mong muốn, sự thay đổi của cấu trúc vi mô dưới bề mặt, gọi là lớp trắng, làm giảm tuổi thọ mỏi của các chi tiết.

2.3.1 So sánh với phương pháp mài

Theo truyền thống, bước gia công tinh các chi tiết máy đã qua xử lý nhiệt hoặc ở trạng thái cứng với giá trị độ cứng vượt quá 60 HRC là quá trình mài, nhưng gần đây phương pháp cắt gọt vật liệu cứng sử dụng các công cụ với cạnh cắt có khả năng thay thế và đảm bảo độ nhám bề mặt.

27

1. Tiện cứng là phương pháp nhanh hơn nhiều vì có thể được thực hiện trong một lần thiết lập và lần cắt trong điều kiện không tưới nguội.

2. Máy tiện có khả năng sản xuất linh hoạt hơn.

3. Công đoạn gia công thô và tinh có thể được thực hiện với một lần kẹp khi sử dụng một máy tiện CNC.

4. Nhiều nguyên công tiện dễ dàng để tự động hóa hơn thông qua thay đổi công cụ tự động trên máy tiện trung tâm.

5. Quá trình tiện cứng được thực hiện trong điều kiện không tưới nguội, không có chi phí cho chất làm mát, bảo trì của nó hoặc xử lý.

Nói chung, tiện cứng hơn phương pháp mài ở các mặt như: tốc độ bóc tách vật liệu, độ linh hoạt, độ tương thích với môi trường ( năng lượng tiêu thụ ít hơn, không cần chất làm nguội, khả năng tái chế phoi…), hư hại lớp dưới bề mặt thấp.

28

Hình 2.3.2 Tổng quan về tiện cứng và mài [28].

2.3.2 Quy trình công nghệ sử dụng phương pháp tiện cứng

Với sự phát triển không ngừng của vật liệu cắt siêu cứng, quy trình gia công vật liệu cứng đã được tối ưu hóa so với quy trình truyền thống với xử lý nhiệt và mài tinh sau khi gia công thô. Quy trình gia công được tinh giản, chi phí bỏ ra được cắt giảm, thời gian gia công ngắn hơn…

Hình 2.3.3 Quy trình công nghệ truyền thống (a) Quy trình công nghệ sử dụng phương pháp tiện cứng (b) [26]

29

2.3.3 Các thuộc tính của tiện cứng Lực cắt khi tiện thép cứng

Lực cắt trong gia công các vật liệu cứng không lớn hơn các vật liệu mềm . Góc trượt lớn và sự hình thành phoi răng cưa do độ dẻo kém làm giảm lực cắt mặc dù độ bền cao của vật liệu cứng. Trường hợp gia công các thép cứng, góc trước âm của dụng cụ càng lớn thì lực dọc trục càng cao và lực cắt tiếp tuyến càng thấp. Sự biến thiên của các thành phần lực cắt cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ cứng vật liệu gia công. Strafford và Audy đã khẳng định khi tiện cứng thép AISI 4340 có độ cứng từ 29 đến 57 HRC bằng dụng cụ gốm đã có sự tăng tương ứng lực cắt từ 30 – 80 %. Trong một công bố khác đã chứng tỏ rằng vận tốc cắt càng lớn, lực dọc trục và lực cắt riêng càng thấp, không phụ thuộc vào mòn dụng cụ. [2]

Quá trình hình thành phoi khi tiện thép cứng

Sự khác biệt cơ bản của quá trình tạo phoi khi gia công thép cứng và thép thông thường là sự hình thành phoi răng cưa lần đầu tiên được Shaw [29]phát hiện vào năm 1954. Các lý thuyết khác nhau để giải thích về cơ chế hình thành phoi răng cưa có thể chia thành hai dạng [2]:

 Dạng thứ nhất dựa trên sự trượt đoạn nhiệt ban đầu, một trạng thái mất ổn định nhiệt dẻo thường thấy ở các vật liệu hạn chế về khả năng biến cứng khi bị biến dạng ở vận tốc cao hoặc biến dạng dẻo lớn.

30

Hình 2.3.4 Cơ chế hình thành phoi thép cứng 100Cr6 (60-62 HRC) khi sử dụng dao PCBN [26]

 Dạng thứ hai cho rằng do sự mất ổn định theo chu kỳ dựa trên sự xuất hiện và lan truyền của các vết nứt ở bề mặt tự do của phoi trải qua các giai đoạn:

o Giai đoạn 1: Khi ứng suất cắt đạt tới giá trị tới hạn, một vết nứt đột nhiên xuất hiện và phát triển về phía lưỡi cắt.

o Giai đoạn 2: Do sự xuất hiện của vết nứt, thể tích phoi giữa vết nứt và cạnh viền lưỡi cắt bị đẩy lên hầu như không có bất kỳ biến dạng nào. o Giai đoạn 3: Chiều rộng của khe hở hẹp đến mức mà tốc độ đẩy ra và

biến dạng dẻo của phoi là rất cao

o Giai đoạn 4: Phân đoạn phoi được hình thành và điền đầy vào chỗ trống giữa vết nứt và mặt bên trong của phoi do biến dạng lớn.

Nhiệt cắt khi tiện thép cứng

Nhiệt của các quá trình gia công cứng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới cơ chế mòn dụng cụ cắt và lớp dưới bề mặt, dẫn đến đến sự hình thành của lớp trắng và xác định sự phân bố của ứng suất dư. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng nhiệt độ cắt trong gia công cứng không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện cắt (chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi vận tốc cắt và bán kính mũi dao) mà còn về độ cứng của vật liệu phôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Mòn dao

Hình dưới đây minh họa các dạng mòn dao điển hình được quan sát khi khi tiện tinh vật liệu cứng sử dụng dao CBN (Cubic Boron Nitric) với dạng mòn chiếm ưu thế là mòn mặt sau (VBmax, VBC).

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng thông số hình học dao đến lực cắt,mòn dao chất lượng bề mặt trong gia công tiện sử dụng mảnh hợp kim thiêu chuẩn (Trang 39 - 45)